KẾ HOẠCH NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022-2023

KẾ HOẠCH   NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2022-2023   

Căn cứ Công văn 240/PGDĐT-THCS, ngày 12/9/2022 của Phòng GD-ĐT Đại Lộc về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2022-2023;

Trường THCS Trần Phú xây dựng kế hoạch năm học 2022-2023 với các nội dung sau;

A.Mục tiêu chung

Thực hiện kế hoạch năm học 2022-2023 với chủ đề: “ Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Triển khai và tổ chức thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6 và lớp 7 và đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 6,7 theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT. Tiếp tục thực hiện chương trình GDPT 2006 hiện hành đối với lớp 8, lớp 9. Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý; Xây dựng môi trường học tập, làm việc an toàn, thân thiện có kỷ cương, nề nếp; Xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Hoàn thành công tác phổ cập GDTHCS; Quan tâm công tác KĐCLGD và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm gắn liền với việc xây dựng trường học hạnh phúc.

ee

B/ Bối cảnh và định hướng xây dựng kế hoạch

I/ Bối cảnh bên ngoài

1/ Thời cơ:

Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến phát triển giáo dục

Phòng GDĐT luôn có nhiều văn bản chỉ đạo sâu sát theo đúng đường lối. chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nhân dân đồng thuận, phụ huynh và học sinh hiểu hơn về những đổi mới của ngành giáo dục, lộ trình và các điều kiện cần để đáp ứng thực hiện đổi mới chương trình GDPT mới. Chính quyền, đoàn thể địa phương luôn qua tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường, chỉ đạo và phối hợp thực hiện môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

2/ Nguy cơ:

– Ảnh hưởng của mạng xã hội và đời sống kinh tế của một bộ phận không nhỏ gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mưu sinh kiếm sống nên ít quan tâm giáo dục con em mà còn giao phó cho nhà trường.

– Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội ngày một phát triển nên học sinh rất dễ bị ảnh hưởng, sa ngã các tệ nạn xã hội nếu không biết tự chủ bản thân.

– Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài và tiếp tục phòng chống dịch với các biến thể mới của dịch Covid-19. Do vậy nhà trường luôn linh hoạt, chủ động trong công tác dạy học trực tiếp có hiệu quả.

II/ Bối cảnh bên trong:

1/ Điểm mạnh

– Đội ngũ thầy cô giáo ổn định về cơ cấu, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình trong công việc, đạt trình độ cuẩn 38/44=86,4%, có tuổi đời trung bình gần 43 tuổi, độ tuổi vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong quản lý và dạy học.

– Nhà trường có CSVC, TBDH cơ bản đủ để thực hiện nhu cầu dạy học hiện nay

– Ban đại diện CMHS nhiệt tình, năng nổ luôn phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh cũng như tự nguyện hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất cho nhà trường trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

– Hầu hết học sinh đều lễ phép biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.

– Trường đã 2 lần được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và 3 lần được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia.

Lần gần nhất được công nhận Trường đạt KĐCL cấp độ 3 và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng 12/2019 theo TT18/2018/TT-BGDĐT tại QĐ số 1760 và 1761/QĐ-SGDĐT, ngày 6/12/2019.

– Năm học 2019-2020 Trường đạt Tập thể LĐXS và được UBND tỉnh Quảng Nam tặng Cờ thi đua dẫn đầu thi đua khối của huyện Đại Lộc

– Năm học 2020-2021 Trường đạt Tập thể LĐXS

– Năm học 2021-2022 Trường đạt Tập thể LĐXS

2/ Điểm yếu:

– Việc ứng dụng CNTT của một vài thầy cô giáo lớn tuổi còn hạn chế, chưa theo kịp nhu cầu chuyển đổi số hiện nay, việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại như bảng tương tác thông minh, Tivi còn ít, chưa hiệu quả.

– Một vài thầy cô giáo và nhân viên đôi lúc còn chủ quan trong công việc, nhất là trong hồ sơ sổ sách chưa đảm bảo kỹ thuật văn bản quy định, đôi lúc còn sai sót.

– Một bộ phận học sinh thiếu động cơ trong học tập, ham chơi do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, còn giao phó cho nhà trường.

C/ Định hướng xây dựng kế hoạch năm học 2022-2023

a/ Với 6 nhiệm vụ trọng tâm sau

  1. Tiếp tục thực hiện NQ 29-NQ/TW năm 2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục-đào tạo”. Quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh rà soát, quy hoạch hợp lí, hiệu quả mạng lưới trường, lớp; Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt-Học tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
  2. Xây dựng giá trị cốt lõi của các nhà trường, hướng đến hoàn thiện các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc song song với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đạt kiểm định chất lượng giáo dục chu kì tiếp theo.
  3. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, kỷ luật, kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an ninh, an toàn trường học; đẩy mạnh chất lượng mũi nhọn, chất lượng dạy học Ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, văn hóa ứng xử cho học sinh theo 5 Điều Bác Hồ dạy.
  4. Nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6 và lớp 7 và Chương trình GDPT năm 2006 hiện hành đối với lớp 8,9.
  5. Tăng cường CSVC, TTBDH đáp ứng việc đổi mới phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực, các hình thức đánh giá học sinh; đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp. Ứng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý và dạy học.
  6. Tăng cường phân cấp quản lí có hiệu quả, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục năm học 2022-2023. Xây dựng nhà trường đoàn kết, thống nhất, có chất lượng và uy tín.

b/ Việc phát triển mạng lưới trường, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia.

– Phát triển quy mô trường, lớp, học sinh, giáo viên.

+ Tổng số học sinh đầu năm 615 em, chia ra 18 lớp, bình quân 35,2 em/lớp:

Khối Số lớp Học sinh Tăng Giảm
6 5 167
7 3 108
8 5 178
9 5 162
2022-2023 18 615     1 lớp
2021-2022 17 603

+ Tổng số CBGVNV: 44 người, trong đó:

Đội ngũ  

Tổng số

 

Số CBGV đạt chuẩn

ĐH

Tỉ lệ đạt trình độ chuẩn của CBGV
CBQL GV+TPT NV
2 35 6 43 37 37/43=86,04%
Còn 2GV là Cao đẳng đang học ĐH để nâng trình độ chuẩn

+  Cơ cấu hệ thống nhà trường;

Stt Chức danh Họ và tên
1 Bí thư CB- Hiệu trưởng Lê Thị Hiền
2 Phó bí thư BC- Phó HT Phạm Tấn Hà
3 Chủ tịch Công đoàn Bùi HoàngVũ
4 Bí thư Chi đoàn Huỳnh Thị Ti Na
5 Tổng phụ trách Đội Nguyễn Nguyên Li Uyên
6 TB Thanh tra ND Phạm Thị Thu Lành
7 Tổ trưởng Nữ công Phan Thị Thứ
8 Trưởng ban lao động Nguyễn Hạnh
9 Trưởng ban Văn-Thể-Mỹ Đặng Trọng Thi
10 Chi hội trưởng Chữ thập đỏ Huỳnh Thị Ti Na
11 Chi hội trưởng Khuyến học Tôn Thất Trung