BÀI HỌC ĐỊA LÝ 6 – TRỰC TUYẾN
Bài 26: ĐẤT -CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kênh chữ mục 1, quan sát H66 sgk, kết hợp quan sát hình ảnh một số mẫu đất trồng lần lượt trả lời các câu hỏi: – Đây là hình gì ? – Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về lớp đất (hay thổ nhưỡng)? – Phân biệt đất trồng và đất ( thổ nhưỡng) trong địa lí? – Quan sát hình 66, nhận xét về màu sắc và độ dày của các tầng đất khác nhau?
Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật ? Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS trả, các HS khác nhận xét bổ sung Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức. – GV liên hệ thực tế tại địa phương. |
1. Lớp đất trên bề mặt lục địa.
– Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).
|
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung ghi bảng |
Cá nhân: GV yêu cầu HS đọc mục 2 sgk trả lời câu hỏi:
– Bằng hiểu biết kết hợp thông tin SGK, cho biết đất gồm những thành phần nào? Nhóm: Bước 1: GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc kênh chữ trao đổi và điền vào nội dung phiếu học tập (thời gian: 5 phút): – Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm về thành phần khoáng của đất. – Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm về thành phần hữu cơ của đất. – Nhóm 3: Một số biện pháp làm tăng độ phì của đất. – Nhóm 4: Một số hoạt động của con người làm giảm độ phì của đất. Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bước 3: Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. GV mở rộng: Ngoài khoáng và chất hữu cơ, trong đất còn có thành phần Cá nhân: GV yêu cầu HS đọc kênh chữ mục 2 trả lời các câu hỏi: – Tại sao chất hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có vai trò lớn lao đối với thực vật? – Độ phì của đất là gì? * Giáo dục môi trường cho học sinh tại địa phương |
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng:
– Có 2 thành phần chính: khoáng và hữu cơ. + Khoáng: có tỉ lệ lớn (90 – 95 %), các hạt màu loang và kích thước to nhỏ và khác nhau (do đá gốc tạo ra hoặc do bồi tụ, lắng lại) + Hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu ở tầng trên cùng của lớp đất, màu xám thẫm hoặc đen (sinh vật phân huỷ => chất mùn cho cây). – Ngoài ra có nước, không khí.
– Là khả năng đất cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác (nhiệt độ, không khí…) để thực vật sinh trưởng và phát triển.
|
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 3: Cá nhân
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kênh chữ mục 1, quan sát H66 sgk, kết hợp quan sát hình ảnh một số mẫu đất trồng lần lượt trả lời các câu hỏi: – Các nhân tố hình thành đất ? – Trong các nhân tố trên, nhân tố nào quan trọng nhất? – Tại sao đá mẹ, sinh vật, khí hậu là thành phần quan trọng nhất ? Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS trả, các HS khác nhận xét bổ sung Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức |
3. Các nhân tố hình thành đất:
– Đá mẹ – Sinh vật – Khí hậu – Địa hình – Thời gian – Con người
|
- LUYỆN TẬP
HS làm bài tập trắc nghiệm. Chọn phương án trả lời đúng trong câu sau
Câu 1: Đất (thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào?
- Chất khoáng và chất hữu cơ.
- Chất hữu cơ, không khí, nước
- Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí
- Chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước
Câu 2. Các nhân tố hình thành đất gồm
- sinh vật, khí hậu, đá mẹ, thời gian
- nước, đá mẹ, con người, địa hình
- thời gian, địa hình, sinh vật, con người
- sinh vật, khí hậu, đá mẹ, con người, địa hình, thời gian
Câu 3. Thành phần nào của đất chiếm tỉ lệ lớn nhất?
- Nước
- Không khí
- Chất khoáng
- Chất hữu cơ
Các nhân tố | Tác động hình thành đất |
Đá mẹ | Nguồn cung cấp vật chất khoáng cho đất.
|
Khí hậu | – Ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố nhiệt và ẩm.
– Ảnh hưởng gián tiếp qua chuổi tác động: KHgSVgĐất.
|
Sinh vật | Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cho đất.
|
Địa hình | Ảnh hưởng tới tích lũy mùn của đất.
|
Thời gian | Quyết định tuổi của đất.
|
Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
A.NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
Bước 1: GV yêu cầu hs dựa vào mục 1 SGK/80 lần lược trả lời các câu hỏi sau để biết được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
– Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ? Khoảng 3000 triệu năm trước. – Sinh vật tồn tại và phát triển ở đâu? Sinh vật sinh sống và phát triển ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. – Lớp vỏ sinh vật là gì? Bước 2 : Hs quan sát hình về một số cảnh quan lớp vỏ sinh vật trên Trái Đất. Bước 3: HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung chuẩn kiến thức.
|
1/ Lớp vỏ sinh vật:
– Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật.
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | NỘI DUNG | |||
Bước 1: GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc kênh chữ mục 2 trang 80,81,82 SGK, kết hợp quan sát hình 67, 68 (SGK) trao đổi và thực hiện phiếu học tập (thời gian: 5 phút):
Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bước 3: Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. |
2/ Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật:
a/ Đối với thực vật: – Các nhân tố: khí hậu, địa hình, đất. Trong đó khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật. b/ Đối với động vật: – Các nhân tố: khí hậu, thực vật. Tuy nhiên động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì động vật có thể di chuyển theo địa hình, theo mùa. c/ Mối quan hệ giữa thực vật và động vật: – Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH | NỘI DUNG |
Bước 1: GV yêu cầu hs đọc kênh chữ mục 3 sgk , lần lượt trả lời các câu hỏi:
– Con người có ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất?
– Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì các động vật quí hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong? – Theo em, con người phải làm gì để bảo vệ thực, động vật trên Trái Đất? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung chuẩn kiến thức. * GV liên hệ thực tế giáo dục hs ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật. |
3/ Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất:
– Tích cực: con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. – Tiêu cực: con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực vật và động vật; việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.
|
- LUYỆN TẬP
Khoanh tròn 1 câu trả lời đúng nhất.
Câu 1/ Các loài động vật nào sau đây thuộc loài ngủ đông?
- Lợn rừng, khỉ.
- Rùa, vượn, cáo.
- Sử tử, voi, tê giác.
- Gấu nâu, gấu trắng.
Câu 2/ Yếu tố nào có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật?
- Đất đai.
- Khí hậu.
- Địa hình.
- Nguồn nước.
Câu 3/ Những việc làm nào sau đây không phải để bảo vệ động, thực vật hoang dã, quí hiếm là:
- Trồng cây, gây rừng.
- Bảo vệ nguồn nước.
- Săn bắt các động vật hoang dã, quí hiếm…
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
– Tìm hiểu địa phương em có những hình thức tuyên truyền nào để bảo vệ động thực vật.
– Tìm hiểu về các động thực vật ở địa phương em.