MÔN SINH HỌC 7 – TRỰC TUYẾN
BÀI 60: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG HỌC SINH | NỘI DUNG |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG | ||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu tình huống: Em hãy kể tên một số loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ hiện nay mà em biết? |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tìm tòi thảo luận |
|
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời. – Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. – Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC | ||
I. Thế nào là động vật quý hiếm :
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư kí). GV giao nhiệm vụ : + Thế nào gọi là động vật quí hiếm? + Kể tên một số động vật quí hiếm mà em biết? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. – GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. – GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. – GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. Từ kết quả TN GV dẫn dắt sang hoạt động 2 II. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam: 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí). – GV yêu cầu HS, tự đọc thông tin thảo luận : + Động vật quí hiếm có giá trị gì? + Hãy kể thêm động vật quí hiếm mà em biết? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. – GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. – GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. – GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. III.Bảo vệ động vật quý hiếm – Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm? – Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
|
I. Thế nào là động vật quý hiếm :
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập – Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. – HS thảo luận nhóm trả lời
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
– Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
– HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập – Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. – HS thảo luận nhóm trả lời
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
– Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
– HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
III.Bảo vệ động vật quý hiếm Hs trả lời |
I. Thế nào là động vật quý hiếm :
– Động vật quí hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.
II. Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam: – Các cấp độ tuyệt chủng Động vật quí hiếm ở Việt Nam biểu thị: + Rất nguy cấp(CR) + Nguy cấp (EN) + Sẽ nguy cấp(LR) + Ít nguy cấp (VU) – Một số loài nguy cơ tuyệt chủng rất cao, tuỳ vào giá trị sử dụng của con người. + Sao la, tê giác một sừng, phượng hoàng đất…
III.Bảo vệ động vật quý hiếm
+ Bảo vệ động vật quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng. + Cấm săn bắn, bảo vệ môi trường sống của chúng. + Tuyên truyền giá trị của các động vật quý hiếm. + Thông báo nguy cơ tuyệt chủng của động vật quý hiếm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG | ||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: Trình bày các cấp độ về động vật quý hiếm ? |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. |
|
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. – GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. – GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. – GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. |
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trả lời.
– HS nộp vở bài tập.
– HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
|
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG | ||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu mỗi HS trả lời câu hỏi sau: Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ các loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng? |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời. |
|
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau. – GV phân tích câu trả lời của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. |
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– HS trả lời câu hỏi hoặc nộp vở bài tập cho GV. – HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
|
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:Loài động vật nào sau đây được xếp vào nhóm nguy cấp :
a.Ốc xà cừ
- Tôm hùm
c.Cá ngựa gai
- Khướu đầu đen
Câu 2:Thế nào là động vật quý hiếm :
a.Là những loài động vật sống trong thiên nhiên đang bị giảm sút
- Là những loài động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ phẩm, khoa học ,xuất khẩu…sống trong vòng 10 năm trở lại đây đang có nguy cơ giảm sút
c.Là loài động vật đang được con người chăn nuôi
BÀI 61: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG I : THU THẬP THÔNG TIN
GV : Hướng dẫn HS cách thu thập thông tin :
- Tên loài động vật cụ thể: Ví dụ như cua, tôm, cá, lợn, bò, dê, …
- Địa điểm chăn nuôi
– Chăn nuôi tại gia đình hay trang trại ? Địa điểm tại đâu ?
– Điều kiện sống của loài động vật đó như thế nào?
+Bao gồm khí hậu, môi trường sống, chuồng trại
+Nguồn thức ăn.
+Điều kiện sống khác đặc trưng cho loài.
- Cách chăn nuôi :
-Làm chuồng như thế nào ?
-Số lượng loài, cá thể, có thể nuôi chung các loài gia súc, gia cầm nếu đó là trang trại lớn.
-Cách chăm sóc: + Lượng thức ăn, loại thức ăn
+ Cách chế biến
+ Thời gian ăn
+ Vệ sinh chuồng trại.
+ Số kg tăng trong một tháng.
- Giá trị kinh tế :
-Gia đình thu nhập của từng loài.
-Tổng thu nhập xuất chuồng.
-Giá trị VNĐ/ năm
-Địa phương :
+ Tăng nguồn thu nhập của địa phương nhờ chăn nuôi động vật
( đánh giá cụ thể )
+ Ngành kinh tế trọng điểm của địa phương mình như thế nào ?
– Đối với quốc gia : Nhận định và đánh giá chung từ kinh tế của quê hương mình, ảnh hưởng như thế nào trong nền kinh tế quốc gia
HOẠT ĐỘNG II: BÁO CÁO CỦA HỌC SINH ( TIẾT 2 )
– Giáo viên chú ý đến tính thực tiễn học sinh đã tìm hiểu đúng chưa, những số liệu nào chưa được chính xác cần điều chỉnh để bổ sung cho các nhóm ( vì học sinh chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên có thể có những số liệu chưa chuẩn xác. )
– GV : Nhận xét đánh giá và cho điểm theo nhóm.
– Nhận xét đánh giá hai tiết tìm hiểu động vật ở địa phương
- Tổng kết :
Sau khi tìm hiểu một số động vật nuôi ở địa phương em có cảm nhận gì về hiện tại và tương lai cho sự phát triển kinh tế của nước nhà.
Bài 64,65,66 : THAM QUAN THIÊN NHIÊN
HOẠT ĐỘNG I : RÈN LUYỆN QUAN SÁT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Mục tiêu : Rèn luyện quan sát ngoài thiên nhiên
– Yêu cầu : học sinh biết phân chia môi trường thành những sinh cảnh nhỏ để quan sát
– Thực hiện :
Bước 1 : GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :
- Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ….
- Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.)
- Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.
Bước 2 : Biết phân chia môi trường : ít nhất có bốn nhóm môi trường
Ở nước, ở đất, ở ven bờ, ở tán cây
Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như SGK
Bước 3: Ghi chép ngoài thiên nhiên : Kết quả quan sát cần thể hiện trên ghi chép .
HOẠT ĐỘNG II : THỰC HÀNH CÁCH THU THẬP THÔNG TIN
VÀ XỬ LÍ MẪU VẬT
Yêu cầu : Học sinh biết dùng dụng cụ thích hợp để thu thập được mầu vật cần thiết
Cách sự dụng dụng cụ và bảo quản mẫu vật
Bước 1: Gv lưu ý cho học sinh TQTN là chủ yếu để quan sát và biết bảo vệ thiên nhiên, không nên bắt động vật mà quan sát và ghi chép những điều mà mình quan sát được. Các em có thể vẽ hình để minh hoạ.
Mỗi nhóm chọn và bắt một số động vật để quan sát
Bước 2 : Chọn cách xử lí
HOẠT ĐỘNG III : THU HOẠCH SAU THAM QUAN
– Yêu sầu : Học sinh dùng kiến thức đã học, tập dượt, xác định tên động vật đã quan sát thấy trong quá trình tham quan.
– Mỗi cá nhân làm thành một bản báo cáo:
Tên các động vật đã quan sát thấy, làm rõ môi trường sống và vị trí phân loại của chúng. Theo lần lượt thứ tự các ngành lớp đã học như trong chương trình sinh học 7 theo bảng mẫu SGK .
– gv theo dõi và đánh giá bài thực hành của học sinh .