BÀI HỌC LỊCH SỬ – ONLINE

CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI HỌC
  2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp:
  3. Tổ chức bộ máy nhà nước.

– TD Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gốm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

– Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào

– Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ

  1. Chính sách kinh tế.

– Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền

– Công nghiệp: Khai thác mỏ (than,  kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ…

– Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.

– Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự.

* Mục đích khai thác:Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

  1. Chính sách văn hóa, giáo dục:

– Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến

– +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, văn hoá, trường học mới.

* Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt .

  1. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:
  2. Các vùng nông thôn:

– Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.

– Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.

  1. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

– Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.

– Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:

+ Tư sản

+ Tiểu tư sản thành thị.

+ Công nhân.

  1. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

– Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.

– Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.

* Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

  1. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Tổ chức bộ máy nhà nước VN  cuối thế kỷ XI X đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì?

Câu.2.Tác hại của chính  sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?

Câu 3. Nêu chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở VN

Câu 4: Giai cấp địa chủ và nông dân thay đổi như thế nào? Cuối thế kỷ XI X đô thị VN phát triển như thế nào? Sự phát triển của đô thị,các giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện?

Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn?Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?

 

Bài 30:  PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918

  1. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI HỌC
Nội dung
Các phong trào Phong trào Đông du Đông Kinh nghĩa thục Cuộc vận động Duy tân Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
Người lãnh đạo Phan Bội Châu Lương Văn Can

Nguyễn Quyền

Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
Chủ trương – Cứu nước bằng khởi nghĩa vũ trang, khôi phục nước Việt Nam độc lập. .- 3- 1907 thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội.

 

– Vận động, cải cách KT-VH-XH làm cho Việt Nam phát triển giàu mạnh tiến tới giành ĐLDT, cứu nươc bằng con đường hoà bình thông qua cải cách XH. – Chống sưu thuế.

 

Biện pháp – Đưa thanh niên đi du học ở Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực để chống Pháp. – Thực hiện cuộc vận động cải cách văn hoá, xã hội theo lối tư sản

– Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia.

– Mở trường học.

– Xuất bản sách báo.

– Đả phá hủ tục lạc hậu.

– Tuyên truyền, vận động lối sống mới.

– Mở mang công thương nghiệp, ….

– Đả kích hủ tục phong kiến.

– Đấu tranh trực diện với Pháp, yêu sách cụ thể, quần chúng tham gia đông, mạnh mẽ.

– Diễn ra sôi nổi, bắt đầu từ Quảng Nam, sau lan ra khắp Trung Kì.

 

Kết quả Pháp – Nhật cấu kết, trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất Nhật, phong trào tan rã. – 11/1907 Pháp giải tán Đông Kinh nghĩa thục.

 

– Thực dân Pháp đàn áp. Thực dân Pháp  thẳng tay đàn áp.

 

  1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:

+ Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.

+ Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.

→ Mâu thuẫn dân tộc thêm sâu sắc.

  1. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917)

(không dạy)

  1. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
  2. Tiểu sử:

– Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.

  1. Hoàn cảnh:

– Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. – Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại.

– CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối

  1. Hoạt động:

– Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ.

– Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

– Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam.

  1. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Thành phần tham gia chính của phong trào Đông Du là

  1. Nông dân   B. Thanh niên yêu nước.
  2. Phong kiến. D. Tư sản.

Câu 2. Phong trào yêu nước nào sau đây diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kỳ?

  1. Đông du. B. Đông Kinh nghĩa nghĩa thục.
  2. Duy tân. D. Chống thuế.

Câu 3. Nhận xét phong trào yêu nước đầu TK XX.

  – Ưu điểm:

+ Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ làm cho Pháp lo lắng đối phó.

+ Nhiều hình thức phong phú, người lao độngtiép thu được những giá tri tiến bộ của trào lưu tư tưởng Dân chủ tư sản.

– Nguyên nhân thất bại:

+ Những người lãnh đạo phong trào cách mạng chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và chưa xác định được đầy đủ kẻ thù cơ bản của Việt Nam là Thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.

+ Thiếu phương pháp cách mạng đúng đắn, không đề ra được đường lối cách mạng phù hợp.

+ Đường lối còn nhiều thiếu sót, sai lầm:

→ Phan Bội Châu dựa vào đế quốc để đánh đế quốc chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

→ Phan Châu Trinh: Dựa vào đế quốc để đánh phong kiến thì chẳng khác gì “Cầu xin đế quốc  rủ lòng thương”.

+ Các phong trào chưa lôi kéo được đông đảo quần chúng và các giai cấp tham gia.

+ Các phong trào sôi nổi, nhưng cuối cùng thất bại. Vì vậy có thể nói: các phong trào yêu nước đầu TK XX mang màu sắc Dân chủ tư sản  đã lỗi thời, muốn Cách mạng Việt Nam thắng lợi trước hết phải tiến hành Cách mạng vô sản.

Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Namlà gì?

Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ.

Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước.

  Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.

Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân.

  Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản.

Câu 1. Việc làm nào sau đây của thực dân Pháp không thực hiện trong chính sách cai trị ở Đông Dương?

  1. Bắt lính để cung cấp cho chiến tranh.
  2. Miễn giảm sưu thuế.
  3. Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.
  4. Chính sách văn hoá lừa bịp
  5. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh
  6. nước ta hoàn toàn độc lập.
  7. nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.
  8. các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại.
  9. cách mạng Việt Nam bị bế tắc đường lối